Khám sức khỏe trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các cặp đôi. Tuy nhiên, có khá nhiều cặp đôi chưa hiểu hết về khám trước hôn nhân là gì, quy trình khám diễn ra như thế nào và cần phải lưu ý những gì để có được kết quả chính xác nhất. Đừng quá lo lắng. Nếu hai bạn đang có ý định khám sức khỏe trước khi kết hôn, hãy tham khảo một số kiến thức cơ bản dưới đây.
1. Khám trước hôn nhân có ý nghĩa như thế nào?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân thường được các cặp đôi thực hiện trước khi kết hôn. Tuy nhiên, những đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản cũng nên lựa chọn gói khám này, trong đó bao gồm cả những người lớn hơn 30 tuổi nhưng chưa từng kết hôn. Đây là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình và có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.
Chuyên gia khuyến cáo nên khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3 đến 6 tháng trước khi kết hôn. Việc khám sức khỏe trước khi lập gia đình được đánh giá là việc làm văn minh của giới trẻ thời hiện đại. Nó có thể mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
– Giúp cả hai hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của nhau, đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi kết hôn, tạo tâm lý thoải mái cho cả người vợ và người chồng.
– Được bác sĩ tư vấn về chuyện chăn gối, kế hoạch mang thai và một số phương pháp phòng tránh thai an toàn, hiệu quả nếu chưa muốn có thai.
– Phát hiện kịp thời những nguy cơ về các loại bệnh lý, từ đó lên phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh hay sinh con dị tật.
2. Quy trình khám trước hôn nhân như thế nào?
Khi thực hiện khám trước hôn nhân, các cặp đôi sẽ thường trải qua một số bước cơ bản như sau:
-
Khám tổng quát
+ Khai thác thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và tiền sử bệnh gia đình.
+ Đo cân nặng, chiều cao, nhịp tim, huyết áp,…
+ Siêu âm tổng quát để kiểm tra chức năng gan, thận, tụy, mật, bàng quang, niệu quản, chụp X-quang tim, phổi,…
+ Ngoài những mục khám tổng quát dành cho cả nam và nữ đã kể đến phía trên, nam giới và nữ giới sẽ có những danh mục khám riêng, cụ thể như sau:
-
Khám phụ khoa đối với nữ để kiểm tra về hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm siêu âm vú, siêu âm tử cung, buồng trứng, xét nghiệm dịch âm đạo, sàng lọc tế bào ung thư tử cung, HPV,…
Siêu âm ổ bụng trong quá trình khám trước hôn nhân
-
Đối với nam giới: Thực hiện siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá số lượng, chất lượng tinh trùng và từ đó đánh giá về khả năng sinh sản của nam giới.
-
Xét nghiệm máu
Đây là một loại xét nghiệm cơ bản và được chỉ định thực hiện trong nhiều gói khám khác nhau, trong đó bao gồm gói khám trước hôn nhân. Thông qua xét nghiệm máu , các bác sĩ sẽ chẩn đoán được một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, bệnh gan, sàng lọc bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan B,… Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng có thể xác định về cấu trúc, sự đột biến của các nhiễm sắc thể và từ đó có thể xác định nguy cơ về một số loại bệnh di truyền.
-
Một số loại xét nghiệm khác
Bên cạnh đó, các cặp đôi còn được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đường niệu cũng như bệnh lý cầu thận, xét nghiệm kiểm tra hormone nội tiết tố nữ, nội tiết tố nam như estrogen, progesteron, testosteron,…
Xét nghiệm máu không thể thiếu trong quá trình thăm khám sức khỏe
Khi đã có kết quả khám, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp các cặp đôi tự tin bước vào cuộc sống hôn nhân.
Nếu có mong muốn sinh con sau khi cưới, người vợ nên tiêm phòng trước khoảng 3 đến 6 tháng và nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin, chẳng hạn như vắc xin cúm, thủy đậu, vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella. Trong trường hợp các cặp vợ chồng vẫn chưa muốn sinh con, bác sĩ sẽ tư vấn về biện pháp tránh thai hiệu quả và đảm bảo an toàn.
3. Một số lưu ý để có kết quả khám chính xác nhất
Để có được kết quả khám chính xác và quá trình khám trước hôn nhân diễn ra nhanh chóng hơn, các cặp đôi cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Cung cấp cho các bác sĩ đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của gia đình và tiền sử bệnh bản thân,… Lưu ý không che giấu về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để tránh những ảnh hưởng về sức khỏe không đáng có trong tương lai.
– Nên nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
– Nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng để hình ảnh siêu âm rõ nét nhất.
– Nên mặc những bộ đồ đơn giản để thuận tiện trong quá trình thăm khám. Lưu ý không nên đeo quá nhiều phụ kiện kim loại khi đi thăm khám.
– Không nên sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, các loại rượu bia trước khi đi khám.
– Kiêng quan hệ tình dục khoảng 3 ngày trước khi đi khám.
– Đối với nữ giới: Không đi khám vào những ngày “đèn đỏ” hay khi đang đặt thuốc âm đạo.
– Đối với nam giới: Kiêng xuất tinh trong khoảng 2 đến 7 ngày để có kết quả tinh dịch đồ chính xác nhất.
Nếu bạn và người bạn đời có ý định khám sức khỏe tiền hôn nhân nhưng vẫn còn băn khoăn về chi phí khám thì đừng nên lo lắng quá nhiều.
Mọi thắc mắc khó khăn xin hãy liên hệ cho chúng tôi
Quý khách vui lòng bấm số 0966 340 339 hoặc đặt lịch trực tiếp qua https://www.facebook.com/phusancamxuc