NẤM CANDIDA

Nấm Candida sống ký sinh trong âm đạo ở 15% đến 20% phụ nữ không mang thai, 20% đến 40% trong tổng số phụ nữ đang mang thai, ở điều kiện bình thường nấm Candida tồn tại dưới dạng bào tử không gây bệnh, khi gặp các điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh

1. Các biểu hiện thường gặp:

– Ra khí hư mầu trắng, cặn

– Ngứa âm hộ

– Đau nóng rát khi quan hệ

2. Những yếu tố thuận lợi để nấm Candida phát triển:

P: Mặc quần chặt không thông thoáng, bí, chất liệu không hay ít thấm mồ hôi, làm việc trong môi trường nóng ẩm,..

K: Đặt vòng tránh thai

P: Đang mang thai ( Mang thai làm ẩm ướt vùng sinh dục, hệ miễn dịch thay đổi do ảnh hưởng của nội tiết thai nghén ) nhất là 3 tháng cuối, biểu mô âm đạo chứa nhiều Glycogen bị thủy phân thành acid Lactic ( do vi khuẩn ) tạo môi trường acid( độ PH )thấp tạo điều kiện cho nắm phát triển.

S: Bệnh tiểu đường

C: Người phụ nữ đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.

X: Người phụ nữ đang sử dụng một số thuốc kháng sinh phổ rộng hoặc các loại thuốc có Corticosteroid

3. Đường lây truyền

P: Qua quan hệ tình dục đường âm đạo

S: Điều trị chưa triệt để

C: Nhiễm từ đường Hậu môn

X: Lây nhiễm do mặc chung đồ lót

4. Chẩn đoán

Dựa vào khám phụ khoa lấy bệnh phẩm

– Soi tươi có hình tròn hoặc bầu dục có chồi hoặc không, chẩn đoán khi có ít nhất 3 bào tử nấm trở lên

– Nhuộm Gram: Candida bắt mầu tím, chẩn đoán khi có 3-5 bào tử nảy chồi

– Nuôi cấy trong môi trường thạch cho khuẩn lạc mầu trắng ngà và sền sệt

5. Điều trị

– Điều trị khi nhiễm Candida

– Không điều trị khi không có biểu hiện lâm sàng

6. Dự phòng nhiễm nấm Candida

– Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su

– Mặc quần rộng, thoáng, chất liệu hút mồ hôi

– Vệ sinh sạch trước và sau quan hệ

– Điều trị ngay khi có biểu hiện, điều trị triệt để

Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện, điều trị ngăn bệnh trở nặng, ngăn ngừa tiến triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *