Nghén là tình trạng chung của đa phần các mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kì. Tuy nhiên tình trạng nghén của một số chị em có thể kéo dài hơn, thậm chí nghén suốt cả thai kỳ. Vậy khi nghén nặng ăn gì để giảm bớt khó chịu mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé?
Biểu hiện ốm nghén ở bà bầu
Biểu hiện ốm nghén thường thấy đó là: đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và khi ngửi thấy mùi vị thức ăn.
Thông thường, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có không ít chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Có người nghén nhẹ hay không có cảm giác nghén, nhưng cũng có những người nghén nặng đến mức không ăn uống được gì.
Nguyên nhân ốm nghén ở bà bầu?
1. Hormone HCG tăng
Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, mà Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.
2. Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn
Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở nên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
3. Thay đổi hệ tiêu hóa
Thời kỳ đầu mang thai, nhiều chị em cảm thấy hệ tiêu hóa có sự thay đổi rõ rệt. Lý do đó là mức độ progesterone tăng lên đáng kể khi bắt đầu mang bầu, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản… gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
Cách khắc phục cơn ốm nghén ở bà bầu
- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
- Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
- Uống nhiều nước.
- Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
- Tập thể dục đều đặn.
- Massage.
-
Hy vọng bài viết có thể giúp chị em khắc phục được tình trạng ốm nghén để quá trình thai kì diễn ra suôn sẻ và đón con yêu chào đời được khỏe mạnh.