Viêm ống dẫn trứng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn trứng. Viêm ống dẫn trứng thường được gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, cổ tử cung, hoặc tử cung. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất là nhiễm chlamydia, lậu (cả hai loại này đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục). Các vi khuẩn khác có thể gây viêm ống dẫn trứng là: mycoplasma, staphylococcus và streptococcus. Ngoài ra, viêm phúc mạc do vi khuẩn hoặc do trực khuẩn lao cũng gây viêm ống dẫn trứng.
Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng. Vào ngày rụng trứng, ống dẫn trứng đón bắt trứng từ buồng trứng và vận chuyển đến tử cung. Nó cũng là nơi thụ tinh của trứng.
Thông thường, chất nhầy và các chất tiết khác ở cổ tử cung giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng đến từ cổ tử cung hoặc âm đạo. Trong thời gian rụng trứng và kinh nguyệt, các chất nhầy loãng đi, khả năng phòng thủ trở nên ít hiệu quả. Trong thời kì kinh nguyệt, nội mạc tử cung bong ra, mô nội mạc liên kết với các cục máu đông tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Nếu vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ngoài ra, nếu máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào trong ống dẫn trứng, có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể giải thích tại sao các triệu chứng của viêm ống dẫn trứng bắt đầu ngay sau khi hành kinh thường xuyên hơn tại bất kỳ thời điểm nào.
Các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polype lòng tử cung, nạo sinh thiết,…không đảm bảo vô trùng đều có khả năng gây viêm nội mạc tử cung và viêm ống dẫn trứng. Viêm ống dẫn trứng cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng sau khi sinh hoặc sẩy thai.
Các triệu chứng thường gặp của viêm ống dẫn trứng:
Các biểu hiện thường gặp của viêm ống dẫn trứng là: đau bụng, đau lưng, khí hư nhiều, kinh nguyệt không đều, tăng tiết dịch âm đạo (vàng đục, loãng, hôi,..), có hiện tượng sốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt, giao hợp đau…
Tuy nhiên, cũng có những chị em không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu phần bụng dưới và đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng và cần điều trị gấp. Viêm ống dẫn trứng thường gây hẹp lòng ống dẫn trứng, sẹo co rút ống dẫn trứng và dễ dẫn đến thai ngoài tử cung.
Biến chứng của viêm ống dẫn trứng:
Nếu không điều trị, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra những biến chứng như:
- Viêm nhiễm cơ quan lân cận như buồng trứng hoặc tử cung.
- Áp xe phần phụ: khoảng 15% phụ nữ viêm ống dẫn trứng phát triển thành áp xe phần phụ, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong.
- Thai ngoài tử cung – một ống dẫn trứng bị chặn ngăn chặn trứng đã được thụ tinh xâm nhập vào tử cung. Các phôi sau đó bắt đầu phát triển trong không gian hạn chế của ống dẫn trứng. Các nguy cơ mang thai ngoài tử cung cho một người phụ nữ với salpingitis trước hoặc hình thức khác của bệnh viêm vùng chậu (PID) là khoảng một trong 20.
- Vô sinh – Hậu quả thường gặp nhất của bệnh viêm ống dẫn trứng là dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc ứ dịch làm mất chức năng của ống dẫn trứng, khiến cho tinh trùng không thể đi qua để đến gặp trứng, khiến việc thụ thai gặp khó khăn. Sau khi một đợt viêm ống dẫn trứng, nguy cơ vô sinh là khoảng 15 %. Nguy cơ này tăng lên đến 50% nếu viêm ống dẫn trứng lặp lại ba lần.
Tuy nhiên, trong trường hợp viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả, khả năng chữa khỏi bệnh rất cao, người phụ nữ vẫn có thể sinh sản như bình thường. Điều trị chủ yếu là kháng sinh phổ rộng, nâng đỡ thể trạng, nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng đáp ứng với thuốc.
Cách phòng ngừa viêm ống dẫn trứng:
Cách phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính hết sức đơn giản, các bạn gái nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh.
Nếu các bạn không muốn có em bé, phải tham khảo kĩ các phương pháp tránh thai an toàn hiện nay, tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo hút thai không an toàn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của các bạn nữ.
Có cuộc sống lành mạnh, tránh quan hệ tình dục bừa bãi. Giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Nên khám sức khỏe và khám phụ khoa định kỳ tại Hệ thống Phòng Khám Cảm Xúc. Khi có biểu hiện như đau bụng dưới, đau lưng, khí hư âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, tiểu gắt, giao hợp đau,.. cần khám ngay.
Nguồn: tudu.com